Bối cảnh Chiến_tranh_hai_đô

Năm 1323, khi Nguyên Anh Tông bị Thiết Thất và Đảo Thích Sa ám sát, bọn họ đã chào đón Nguyên Thái Định Đế làm người cai trị mới. Tuy nhiên, cái chết của vua Thái Định tại Thượng Đô năm năm sau đó vào tháng 8 năm 1328 đã tạo cơ hội cho hậu duệ của vị vua quá cố Nguyên Vũ Tông nổi dậy giành chính quyền. Người thừa kế được chỉ định là con trai của Thái Định Đế, A Tốc Cát Bát, sẽ được phò tá bởi quyền thần người Hồi giáo có thế lực và là trợ lý yêu thích của Thái Định Đế, Đảo Thích Sa (Dawlat Shah), tại cung điện mùa hè ở Thượng Đô vào tháng tới.

Tuy nhiên, tại kinh đô chính của Khanbaliq, hành động táo bạo đã được thực hiện để khôi phục ngai vàng cho các con trai của Vũ Tông, hoặc Hòa Thế Lạt (cha đẻ của vua cuối cùng của nhà Nguyên Nguyên Huệ Tông) hoặc Đồ Thiếp Mộc Nhi (người đang sống ở miền Nam Trung Quốc).[2] Nhưng điều đó chủ yếu là do sự khéo léo chính trị của Yên Thiếp Mộc Nhi, người có gia đình Qipchaq đạt quyền lực lên đến đỉnh cao dưới thời Vũ Tông. Ông ta kích hoạt một âm mưu ở thủ đô Khanbaliq để lật đổ triều đình tại Thượng Đô. Ông và các tùy tùng của ông được hưởng những lợi thế kinh tế và địa lý to lớn so với những người trung thành với vua Thái Định. Đồ Thiếp Mộc Nhi đã được Yên Thiếp Mộc Nhi triệu đến Khanbaliq để làm vua do người anh trai có ảnh hưởng hơn của ông, Hòa Thế Lạt, đang sống ở vùng Trung Á xa xôi vào thời điểm đó. Ông đã được thiết lập làm người cai trị mới ở Khanbaliq vào tháng 9, cùng với lúc A Tốc Cát Bát kế vị ngai vàng ở Thượng Đô. Không phải ai tham gia cuộc binh biến này cũng có mối quan hệ thân thiết như gia đình của Yên Thiếp Mộc Nhi với gia đình Vũ Tông.[3] Những người thuộc phe phục hồi dưới trướng Yên Thiếp Mộc Nhi vốn có nguồn nhân lực và vật chất phong phú ở khu vực Trung Nguyên), bao gồm các tỉnh Hồ Nam, Chiết Giang, Giang TâyHồ Quảng trong khi những người thuộc phe trung thành tại Thượng Đô chỉ có sự hỗ trợ của Linh Bắc, Liêu Đông, Thiểm Tây, Tứ XuyênVân Nam, tất cả đều là những vùng ngoại vi về mặt địa lý.[4] Ngoài ra, các hoàng tử Mông Cổ và các quan lại cấp cao của Mông Cổ có trụ sở tại Mãn Châu và miền đông Mông Cổ đã chiến đấu trên cả hai mặt của cuộc nội chiến này.